- Giữ xá-lợi và tro cốt tùy quan niệm của mỗi nơi. Chẳng hạn người theo đạo Hindu Ấn độ tin rằng để linh hồn người chết được lên thiên đàng, do đó người thân đưa xác đến bên sông Hằng và tiến hành nghi lễ hoả táng (thiêu). Thiêu xong đẩy tro cốt xuống sông Hằng. Còn tập tục điểu táng là đặt xác người chết bên rừng cho kên kên, quạ và thú ăn, đó cũng là một hình thức bố thí xác thân. Nói chung, có nhiều cách xử lý xác chết.
Đối với người được quần chúng kính trọng thì được
ướp xác hoặc chích thuốc bảo quản để giữ xác lại. Nhiều nơi như Thái Lan, Miến
Điện, Trung Quốc, Việt Nam có những vị Tăng sau khi tịch thân không bị tan rã
và đặc biệt có xác không những không hôi mà còn toả ra mùi thơm nữa, có thể đó
là do phước đức của mỗi vị. Thường đức Phật hoặc những vị Thánh là những bậc
giác ngộ có ân đức lớn với quần chúng nên khi chết được quần chúng giữ lại
xá-lợi để tôn thờ.
Người Trung Quốc quan niệm âm trạch (tức cuộc đất
dùng để chôn người chết, còn gọi là mồ mả) là xây lăng mộ cho tốt trên cuộc đất
hợp phong thủy để giữ người chết lại phù hộ cho con cháu. Còn theo Phật giáo
làm như thế người chết càng khó siêu sinh, nếu làm mồ càng tốt càng đẹp thì
biến người chết thành ma giữ mồ. Nếu người chết chưa giải thoát thì nên trợ
duyên làm phước hồi hướng giúp họ được tái sinh cảnh giới tốt đẹp hơn là xây
lăng mộ giữ xác thân hoặc tro cốt khiến họ lưu luyến khó siêu sinh.
Hỏi: Việc lễ nghi đối với người
mất. Vừa mất xong mà đưa vào nhà xác lạnh liền có ảnh hưởng với người đã mất
không?
- Ảnh hưởng hay không còn tùy người mất. Nếu người vừa mất liền sinh thiên hoặc tái sinh vào bào thai một người mẹ thì còn đâu mà sợ. Nhưng nếu một số người chết lâm sàng tức những bộ phận trong cơ thể ngừng hoạt động nhưng có thể nghiệp thức vẫn còn khi tử tâm chưa đến thì người ấy vẫn còn biết sợ hãi. Trong Phật giáo có chia ra 3 tình trạng chết khác nhau:
- Chết do
thân mạng ngưng hoạt động nhưng tâm thức chưa chết hẳn.
- Chết do sinh nghiệp chấm dứt nhưng thân vẫn chưa ngưng hoạt động hoàn toàn.
- Chết đúng lúc cả thân mạng và nghiệp mạng cùng chấm dứt.
- Chết do sinh nghiệp chấm dứt nhưng thân vẫn chưa ngưng hoạt động hoàn toàn.
- Chết đúng lúc cả thân mạng và nghiệp mạng cùng chấm dứt.
Khoa học khám phá rằng sau khi chết, thần thức có
thể vẫn còn lưu lại một thời gian nhất định nào đó. Thí dụ trường hợp thứ nhất
nêu trên, thân chết mà nghiệp vẫn còn nên tử tâm chưa đến. Trong trường hợp này
nên để yên xác người chết một lúc cho tiến trình tử tâm hoàn tất và thức đã đi
tái sinh mới nên liệm.
Hỏi: Trường hợp “tử thân” ngưng
hoạt động lâm sàng nhưng “tử tâm” chưa đến để chuyển qua thức tái sinh mà đem
liệm sớm thì ảnh hưởng như thế nào?
- Người nhà tưởng đã chết nhưng nếu tử tâm chưa đến tức tâm thức vẫn còn thì người ấy vẫn còn biết. Khi gặp một số người ngất xỉu hoàn toàn, đừng tưởng họ không biết gì cả, thật ra họ biết hết. Đó là trường hợp tử thân, còn tử tâm thật sự chưa đến. Thậm chí có những trường hợp đã liệm vào quan tài rồi mà người chết vẫn ngồi dậy và sống lại, vì vậy cần phải để xác một thời gian đến khi thật sự chết hoàn toàn mới được. Cũng cần nói thêm cái biết qua cảm nhận hay gọi là linh tri còn nhanh hơn mắt thấy tai nghe nữa.
HT. Viên Minh