Ngày xưa, sau khi Đức Phật chứng Đạo, tại sao Ngài không mở trường Thiền để có thể dạy hàng ngàn, hàng vạn người cùng một lúc? Ngược lại, Ngài chỉ vân du từ nơi này sang nơi khác, tùy căn cơ khai thị cho những người hữu duyên Ngài gặp trên đường? Đơn giản vì trình độ, hoàn cảnh và cơ địa mỗi người một khác, nên đức Phật ngay nơi mỗi người khai thị pháp mà người đó đang trải nghiệm, và vì vậy chỉ người đó mới thật sự biết đức Phật đang chỉ dạy điều gì, người khác có nghe hay đọc lại kinh điển tường thuật thì cũng chỉ để tham khảo hay suy luận mà thôi.
Cách dạy của Đức Phật cũng rất đơn giản, Ngài chỉ hướng dẫn mỗi người biết trở về khám phá sự thật – thực tại thân-thọ-tâm-pháp ngay nơi chính mình, không thể tìm kiếm ở đâu hay bất cứ ai khác. Ngài chỉ dạy đơn giản như thế, còn lại là việc của mỗi người tự mình khám phá, tự mình thấy ra sự thật chứ không có ai khác làm thay được cả. Học Đạo không thể là:"Thầy ơi, Thầy đã giác ngộ rồi, cho con giác ngộ với" được.
Ngày nay, Cam áp dụng Kinh Điển tu luyện được điều gì liền làm thiền sư Cam, và mở trường thiền để dạy Bưởi, Mít, Ổi, Xoài, …tất các loại hành theo kinh nghiệm mà mình đã đạt được! Thiền sinh Chanh, Quýt, Mận, Đào gì mỗi ngày cũng đều phải thực hành đúng theo phương pháp duy nhất của Cam đặt ra với mong cầu đạt được kinh nghiệm của Cam. Học và hành Đạo kiểu này hoàn toàn đi ngược lại với hướng khai thị của Đức Phật là trở về “nương tựa chính mình, không nương tựa ai khác” (Attā hi attano nātho, ko hi nātho paro siyā)!
Phật dạy trở về với thực tại thân thọ tâm pháp đang là, vì vậy, những gì đang xảy ra nơi thân-tâm mỗi người mới là cuốn kinh hiện thực đáng đọc nhất, là sự thật mà mỗi người cần tự khám phá chứ không phải tìm kiếm sự thật nơi thầy mình, ở trong chùa, trong các trường thiền hay trong kinh điển nào cả. Nhiều Phật tử đã bỏ rất nhiều thời gian để nghiên cứu Vi Diệu Pháp, rồi Duy Thức Học, rồi luận Tánh Không v.v... Cuối cùng kiến thức ngày càng nhiều mà trí tuệ ngày càng bị sở tri che lấp, học tập nhiều năm rồi cũng chả thấy Sự Thật đâu cả.
Nói về kiến thức Phật học thì thời mạt pháp này Tăng Ni, thậm chí Phật tử, còn giỏi hơn các vị Thánh thời đức Phật rất nhiều. Hầu hết các bậc Thánh chỉ nghe được một pháp thoại hay thậm chí một câu kệ Phật nói thôi đã chứng ngộ rồi, còn ngày nay có rất nhiều học giả, nhiều tiến sĩ Phật học, nhiều vị thuộc lòng Tam Tạng, thông suốt cả Chú Giải lẫn các bộ Luận v.v… nhưng không biết có ngộ được gì không!? Trong khi năm vị Kiều-trần-như (Kondañña) chỉ nghe pháp thoại Chuyển Pháp Luân là đã giác ngộ, rồi nghe lời đức Phật họ đi đó đây du hoá, ít khi nghe thêm pháp thoại nào nữa. Ngày nay nhiều Tăng Ni Phật tử nghe, đọc, nghiền ngẫm, thậm chí thuộc làu làu không biết bao nhiêu bài kinh, mà giác ngộ thì chả biết về đâu.
Học Đạo vẫn là tự khám phá sự thật nơi chính mình, ngay cả khi được đức Phật trực tiếp khai thị thì sự thật cần khám phá vẫn là ở nơi chính mình, chứ không phải nơi Phật, nơi lời Phật dạy hoặc nơi Tăng đoàn được cho là mẫu mực. Trong thiền tông có câu "phùng Phật sát Phật" với ý nương tựa chính mình, không nương tựa ai khác. Phật dạy: “Ai thấy Sự Thật là thấy Như Lai” còn người mỗi ngày nắm chéo y Như Lai, đi theo Như Lai từng bước chân cũng không bao giờ thấy được Như Lai, huống chi rập khuôn các phương pháp do các thiền sư chế định theo kinh nghiệm cục bộ của mình! Người giác ngộ chỉ có thể khai thị, động viên, khuyến khích để người khác trở về tự giác chính mình chứ không thể giác ngộ thay cho họ được.
Đức Phật dạy “Tự tâm thuần tịnh là nơi nương tựa hi hữu”. Tất cả sự thật đã đầy đủ ngay nơi mỗi người. Mọi chân lý đều có sẵn, Sinh Tử hay Niết-bàn cũng đều ở ngay đây, trong từng giây phút nơi chính thân-tâm này chứ không ở bất cứ nơi nào khác. Có người thắc mắc rằng làm sao có thể nương tựa chính mình khi mình vẫn còn đang hoang mang, chới với? Nhưng tại sao mình lại hoang mang, chới với như thế? Chính là vì khi gặp khó khăn mình liền có thói quen hướng ra ngoài tìm chỗ nương tựa, bám víu. Cuộc sống vốn vô thường, chỗ bám víu cũng chỉ là tạm bợ, nhất thời, nên khó tránh khỏi hoang mang, chới với!. Đang chới với mà loay hoay hướng ra ngoài tìm chỗ bám víu lại càng chới với thêm. Vì vậy, nếu không trở về nương tựa chính mình thì vẫn mãi còn chới với bất an.
Quy y Tam Bảo Phật - Pháp - Tăng nghĩa là gì? Một cách rốt ráo, quy y Phật là trở về nương tựa tính sáng suốt, tỉnh giác sẵn có nơi mỗi người. Quy y Pháp là trở về trọn vẹn với thực tính thân-thọ-tâm-pháp đang là, và quy y Tăng là trở về với sự thanh tịnh trong lành của thân khẩu ý, với tâm nhẫn nại, từ bi, bao dung, hỷ xả với mọi sự mọi vật. Vì vậy, cuộc đời là trường thiền vĩ đại nhất, trong đó trải nghiệm của mỗi người là đối tượng thiền trung thực nhất của người ấy, và mỗi tình huống, mỗi sự kiện xảy ra là bài học chính xác nhất thích ứng với căn cơ trình độ giúp họ nhận ra chính mình, là tấm gương phản ánh chính mình qua nghiệp duyên và nhân quả. Chính đó là những bậc thầy ngày đêm không mệt mỏi, tình nguyện chỉ dạy cho mỗi người sống thiền một cách cụ thể và chính xác hơn hướng dẫn của bất cứ thiền sư nào.
Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng gặp phải những khó khan về đời sống gia đình, bạn bè, tình yêu, hôn nhân hoặc về công ăn việc làm, danh vọng địa vị, giáo dục con cái, sức khỏe, bệnh tật, v.v... Ai cũng phải đối diện với những bài toán khó trong cuộc đời. Người đời thì thường vừa mong thành đạt vừa muốn làm sao được sống bình an, vừa cầu ít gian nan lại vừa cao danh vọng! Người tu hành thì vừa mong đạt sở tri sở đắc lại vừa muốn làm sao thường an vui giải thoát, vừa muốn làm sao mau chứng ngộ Niêt-bàn vừa nỗ lực tích luỹ phước báu nhân thiên, v.v… Những bài toán "làm thế nào để...?" như thế càng nhiều thì càng loay hoay trăn trở với hết giải pháp này đến phương pháp nọ, tìm nơi nương tựa, ô dù vào tha lực… để rồi gánh lấy hậu quả khó lường, làm sao trở về an lạc nơi chính mình được!
Những gì đang xảy ra hiện nay trên thế giới đều là kết quả của ý muốn được tốt hơn, dễ dàng hơn, tiện nghi hơn của biết bao thế hệ, nhưng kết quả của những nỗ lực ấy lại không mấy khả quan. Cuộc sống vật chất ngày càng phong phú hơn, nhưng tại sao cuộc sống tinh thần lại ngày một tàn lụi? Tại sao công nghệ ngày càng phát triển thì môi trường ngày càng bị nhiễm độc? Cuộc sống của con người ngày càng thịnh vượng hơn, nhưng tại sao họ ngày càng bất an xáo trộn hơn?... Xem ra không mấy ai tìm được giải đáp chính xác, tối hậu cho các bài toán của đời mình. Qua biết bao thế hệ, chúng ta cứ loay hoay giải quyết được cái này thì lại hỏng cái khác, chữa sai xong chỗ này thì lại phát sinh lỗi chỗ kia, không bao giờ chấm dứt.
Sự sống là đa chiều, với sự gắn kết chặt chẽ với nhau và luôn biến động không ngừng. Vì vậy không thể tìm giải đáp hoàn hảo cho một vấn đề, khi chưa khám phá ra được nguyên nhân rốt ráo của tất cả các vấn đề trong cuộc sống. Thật may mắn cho nhân loại, Đức Phật là người đã thấy ra toàn bộ sự thật và Ngài chỉ ra rằng đáp án cho cuộc đời không thể tìm thấy ở bên ngoài, vì nó chỉ có trong lòng mỗi người. Khi trở về nhìn lại chính mình, sẽ phát hiện ra tuy mỗi chúng ta đều muốn cuộc sống được tốt hơn, hoàn hảo hơn, nhưng phải tốt hơn hoàn hảo hơn theo ý mình mới được, vì vậy làm sao tránh khỏi phát sinh xung đột với quan niệm hoàn hảo của người khác. Nhìn lại mình, chúng ta sẽ phát hiện ra những bài toán khó mà mỗi người đang tự đặt ra cho mình dường như chỉ là một trò chơi, chúng ta tự trói buộc mình vào hệ thống giá trị quy ước của xã hội, tự đặt cho mình một chướng ngại rồi lại tìm cách vượt qua. Nhìn lại mình, rồi chúng ta cũng sẽ phát hiện ra tu tập chỉ là quá trình tự điều chỉnh nhận thức và hành vi, chúng xảy ra một cách tự động chứ không có một cái Ta nào cả, giống như khi ngủ thì mũi vẫn tự thở, tim vẫn tự đập mà thậm chí khả năng tự động điều chỉnh còn tốt hơn nhiều.
Học Đạo là như thế, là trở về không ngừng khám phá chính mình cho đến khi mỗi người tự thấy ra nguyên nhân duy nhất phát sinh ra mọi vấn đề, mọi khổ đau và phiền não mà họ đã phải gánh chịu qua biết bao kiếp sống, và lập tức phát hiện Sự Thật tối hậu, thấy ra hạnh phúc viên mãn đang ngay đó nơi thực tại hiện tiền.
Thầy Viên Minh
Chia sẻ với nhóm yenlang.net ngày mùng 3 Tết Mậu Tuất 2018
Cách dạy của Đức Phật cũng rất đơn giản, Ngài chỉ hướng dẫn mỗi người biết trở về khám phá sự thật – thực tại thân-thọ-tâm-pháp ngay nơi chính mình, không thể tìm kiếm ở đâu hay bất cứ ai khác. Ngài chỉ dạy đơn giản như thế, còn lại là việc của mỗi người tự mình khám phá, tự mình thấy ra sự thật chứ không có ai khác làm thay được cả. Học Đạo không thể là:"Thầy ơi, Thầy đã giác ngộ rồi, cho con giác ngộ với" được.
Ngày nay, Cam áp dụng Kinh Điển tu luyện được điều gì liền làm thiền sư Cam, và mở trường thiền để dạy Bưởi, Mít, Ổi, Xoài, …tất các loại hành theo kinh nghiệm mà mình đã đạt được! Thiền sinh Chanh, Quýt, Mận, Đào gì mỗi ngày cũng đều phải thực hành đúng theo phương pháp duy nhất của Cam đặt ra với mong cầu đạt được kinh nghiệm của Cam. Học và hành Đạo kiểu này hoàn toàn đi ngược lại với hướng khai thị của Đức Phật là trở về “nương tựa chính mình, không nương tựa ai khác” (Attā hi attano nātho, ko hi nātho paro siyā)!
Phật dạy trở về với thực tại thân thọ tâm pháp đang là, vì vậy, những gì đang xảy ra nơi thân-tâm mỗi người mới là cuốn kinh hiện thực đáng đọc nhất, là sự thật mà mỗi người cần tự khám phá chứ không phải tìm kiếm sự thật nơi thầy mình, ở trong chùa, trong các trường thiền hay trong kinh điển nào cả. Nhiều Phật tử đã bỏ rất nhiều thời gian để nghiên cứu Vi Diệu Pháp, rồi Duy Thức Học, rồi luận Tánh Không v.v... Cuối cùng kiến thức ngày càng nhiều mà trí tuệ ngày càng bị sở tri che lấp, học tập nhiều năm rồi cũng chả thấy Sự Thật đâu cả.
Nói về kiến thức Phật học thì thời mạt pháp này Tăng Ni, thậm chí Phật tử, còn giỏi hơn các vị Thánh thời đức Phật rất nhiều. Hầu hết các bậc Thánh chỉ nghe được một pháp thoại hay thậm chí một câu kệ Phật nói thôi đã chứng ngộ rồi, còn ngày nay có rất nhiều học giả, nhiều tiến sĩ Phật học, nhiều vị thuộc lòng Tam Tạng, thông suốt cả Chú Giải lẫn các bộ Luận v.v… nhưng không biết có ngộ được gì không!? Trong khi năm vị Kiều-trần-như (Kondañña) chỉ nghe pháp thoại Chuyển Pháp Luân là đã giác ngộ, rồi nghe lời đức Phật họ đi đó đây du hoá, ít khi nghe thêm pháp thoại nào nữa. Ngày nay nhiều Tăng Ni Phật tử nghe, đọc, nghiền ngẫm, thậm chí thuộc làu làu không biết bao nhiêu bài kinh, mà giác ngộ thì chả biết về đâu.
Học Đạo vẫn là tự khám phá sự thật nơi chính mình, ngay cả khi được đức Phật trực tiếp khai thị thì sự thật cần khám phá vẫn là ở nơi chính mình, chứ không phải nơi Phật, nơi lời Phật dạy hoặc nơi Tăng đoàn được cho là mẫu mực. Trong thiền tông có câu "phùng Phật sát Phật" với ý nương tựa chính mình, không nương tựa ai khác. Phật dạy: “Ai thấy Sự Thật là thấy Như Lai” còn người mỗi ngày nắm chéo y Như Lai, đi theo Như Lai từng bước chân cũng không bao giờ thấy được Như Lai, huống chi rập khuôn các phương pháp do các thiền sư chế định theo kinh nghiệm cục bộ của mình! Người giác ngộ chỉ có thể khai thị, động viên, khuyến khích để người khác trở về tự giác chính mình chứ không thể giác ngộ thay cho họ được.
Đức Phật dạy “Tự tâm thuần tịnh là nơi nương tựa hi hữu”. Tất cả sự thật đã đầy đủ ngay nơi mỗi người. Mọi chân lý đều có sẵn, Sinh Tử hay Niết-bàn cũng đều ở ngay đây, trong từng giây phút nơi chính thân-tâm này chứ không ở bất cứ nơi nào khác. Có người thắc mắc rằng làm sao có thể nương tựa chính mình khi mình vẫn còn đang hoang mang, chới với? Nhưng tại sao mình lại hoang mang, chới với như thế? Chính là vì khi gặp khó khăn mình liền có thói quen hướng ra ngoài tìm chỗ nương tựa, bám víu. Cuộc sống vốn vô thường, chỗ bám víu cũng chỉ là tạm bợ, nhất thời, nên khó tránh khỏi hoang mang, chới với!. Đang chới với mà loay hoay hướng ra ngoài tìm chỗ bám víu lại càng chới với thêm. Vì vậy, nếu không trở về nương tựa chính mình thì vẫn mãi còn chới với bất an.
Quy y Tam Bảo Phật - Pháp - Tăng nghĩa là gì? Một cách rốt ráo, quy y Phật là trở về nương tựa tính sáng suốt, tỉnh giác sẵn có nơi mỗi người. Quy y Pháp là trở về trọn vẹn với thực tính thân-thọ-tâm-pháp đang là, và quy y Tăng là trở về với sự thanh tịnh trong lành của thân khẩu ý, với tâm nhẫn nại, từ bi, bao dung, hỷ xả với mọi sự mọi vật. Vì vậy, cuộc đời là trường thiền vĩ đại nhất, trong đó trải nghiệm của mỗi người là đối tượng thiền trung thực nhất của người ấy, và mỗi tình huống, mỗi sự kiện xảy ra là bài học chính xác nhất thích ứng với căn cơ trình độ giúp họ nhận ra chính mình, là tấm gương phản ánh chính mình qua nghiệp duyên và nhân quả. Chính đó là những bậc thầy ngày đêm không mệt mỏi, tình nguyện chỉ dạy cho mỗi người sống thiền một cách cụ thể và chính xác hơn hướng dẫn của bất cứ thiền sư nào.
Trong cuộc đời mỗi người, ai cũng gặp phải những khó khan về đời sống gia đình, bạn bè, tình yêu, hôn nhân hoặc về công ăn việc làm, danh vọng địa vị, giáo dục con cái, sức khỏe, bệnh tật, v.v... Ai cũng phải đối diện với những bài toán khó trong cuộc đời. Người đời thì thường vừa mong thành đạt vừa muốn làm sao được sống bình an, vừa cầu ít gian nan lại vừa cao danh vọng! Người tu hành thì vừa mong đạt sở tri sở đắc lại vừa muốn làm sao thường an vui giải thoát, vừa muốn làm sao mau chứng ngộ Niêt-bàn vừa nỗ lực tích luỹ phước báu nhân thiên, v.v… Những bài toán "làm thế nào để...?" như thế càng nhiều thì càng loay hoay trăn trở với hết giải pháp này đến phương pháp nọ, tìm nơi nương tựa, ô dù vào tha lực… để rồi gánh lấy hậu quả khó lường, làm sao trở về an lạc nơi chính mình được!
Những gì đang xảy ra hiện nay trên thế giới đều là kết quả của ý muốn được tốt hơn, dễ dàng hơn, tiện nghi hơn của biết bao thế hệ, nhưng kết quả của những nỗ lực ấy lại không mấy khả quan. Cuộc sống vật chất ngày càng phong phú hơn, nhưng tại sao cuộc sống tinh thần lại ngày một tàn lụi? Tại sao công nghệ ngày càng phát triển thì môi trường ngày càng bị nhiễm độc? Cuộc sống của con người ngày càng thịnh vượng hơn, nhưng tại sao họ ngày càng bất an xáo trộn hơn?... Xem ra không mấy ai tìm được giải đáp chính xác, tối hậu cho các bài toán của đời mình. Qua biết bao thế hệ, chúng ta cứ loay hoay giải quyết được cái này thì lại hỏng cái khác, chữa sai xong chỗ này thì lại phát sinh lỗi chỗ kia, không bao giờ chấm dứt.
Sự sống là đa chiều, với sự gắn kết chặt chẽ với nhau và luôn biến động không ngừng. Vì vậy không thể tìm giải đáp hoàn hảo cho một vấn đề, khi chưa khám phá ra được nguyên nhân rốt ráo của tất cả các vấn đề trong cuộc sống. Thật may mắn cho nhân loại, Đức Phật là người đã thấy ra toàn bộ sự thật và Ngài chỉ ra rằng đáp án cho cuộc đời không thể tìm thấy ở bên ngoài, vì nó chỉ có trong lòng mỗi người. Khi trở về nhìn lại chính mình, sẽ phát hiện ra tuy mỗi chúng ta đều muốn cuộc sống được tốt hơn, hoàn hảo hơn, nhưng phải tốt hơn hoàn hảo hơn theo ý mình mới được, vì vậy làm sao tránh khỏi phát sinh xung đột với quan niệm hoàn hảo của người khác. Nhìn lại mình, chúng ta sẽ phát hiện ra những bài toán khó mà mỗi người đang tự đặt ra cho mình dường như chỉ là một trò chơi, chúng ta tự trói buộc mình vào hệ thống giá trị quy ước của xã hội, tự đặt cho mình một chướng ngại rồi lại tìm cách vượt qua. Nhìn lại mình, rồi chúng ta cũng sẽ phát hiện ra tu tập chỉ là quá trình tự điều chỉnh nhận thức và hành vi, chúng xảy ra một cách tự động chứ không có một cái Ta nào cả, giống như khi ngủ thì mũi vẫn tự thở, tim vẫn tự đập mà thậm chí khả năng tự động điều chỉnh còn tốt hơn nhiều.
Học Đạo là như thế, là trở về không ngừng khám phá chính mình cho đến khi mỗi người tự thấy ra nguyên nhân duy nhất phát sinh ra mọi vấn đề, mọi khổ đau và phiền não mà họ đã phải gánh chịu qua biết bao kiếp sống, và lập tức phát hiện Sự Thật tối hậu, thấy ra hạnh phúc viên mãn đang ngay đó nơi thực tại hiện tiền.
Thầy Viên Minh
Chia sẻ với nhóm yenlang.net ngày mùng 3 Tết Mậu Tuất 2018