Trường
đào tạo Phật
Hỏi: Thưa thầy ý nghĩa thật
sự của cuộc đời đầy thăng trầm đau khổ này là gì?
- Đời là
trường học lớn mà con người được tự do chọn bài học của mình, nhưng chọn kiểu
nào cũng đều có bài học đầy gian khó, không có kiểu học nào bình yên trong tháp
ngà được cả.
Con đường nào cũng có được mất, hơn thua, thành bại, vui khổ như nhau. Nếu xem trọng "được mất hơn thua thành bại vui khổ" thì sẽ không bao giờ vừa lòng toại ý. Nhưng nếu xem cuộc đời là môi trương giác ngộ thì, "được mất hơn thua thành bại khổ" lại là những bài học tuyệt vời.
Con đường nào cũng có được mất, hơn thua, thành bại, vui khổ như nhau. Nếu xem trọng "được mất hơn thua thành bại vui khổ" thì sẽ không bao giờ vừa lòng toại ý. Nhưng nếu xem cuộc đời là môi trương giác ngộ thì, "được mất hơn thua thành bại khổ" lại là những bài học tuyệt vời.
Cho nên, cuộc đời chính là trường học giúp con người giác ngộ, là môi trường đào tạo Phật. Đừng lầm tưởng Phật cố thoát ra khỏi cuộc đời mà thật ra chính Phật giác ngộ từ cuộc đời.
Sự Thiên
Vị
Hỏi: Thưa Sư Ông một vị thầy
nên đối xử với đệ tử thế nào mới không thiên vị?
- Vị thầy không nên lúc nào cũng bận tâm đến đệ tử, không bỏ mặc cũng không nên thiên vị đệ tử nào, nhưng khi cần thì sẵn sàng hết lòng hỗ trợ. Nên tự nhiên trong sự tương giao bình thường không thương không ghét chứ không cố tạo mối quan hệ thầy trò quá thân thiết. Tạo mối quan hệ chỉ thêm ràng buộc, mất tự do tự tại. Lão Tử nói: "Tình thâm nhược đạm" tình sâu thì dường như cạn. Chính cái tâm an nhiên lợt lạt đó mới là yếu tố vững bền nhất của lòng từ bi vô lượng. Loại bỏ những ràng buộc thân sơ thì tình yêu thương mới bắt đầu chớm nở.
Phàm sở
hữu tướng giai thị hư vọng
Hỏi: Xin Thầy giảng giải câu “phàm
sở hữu tướng giai thị hư vọng” nghĩa là gì?
- “Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng” nghĩa là hễ cái gì có tướng đều là huyễn hoá. Nhưng cần hiểu đúng 2 từ hữu tướng và hư vọng, nếu không vẫn nhầm lẫn. Tướng có 2 nghĩa:
o
Một là
tướng tự nhiên, khách quan, độc lập với nhận thức chủ quan, đó là thực
tướng của mọi sự vật.
o
Hai là
tướng do khái niệm định dạng hoặc định nghĩa một cách chủ quan, đó là giả
tướng do tưởng sinh.
Từ hư vọng cũng cần được hiểu tuỳ
theo loại tướng nào chứ không phải hữu tướng nào cũng như
nhau. Do đó tuỳ loại tướng mà hư vọng cũng có 2 nghĩa:
o
Hư
vọng của thực tướng có nghĩa là vô thường, sinh diệt, và giả
hợp, nên tuy thực tướng có tồn tại nhưng không bền vững.
o
Hư vọng
của tướng do tưởng sinh thuộc về tâm lý không phải là tướng tồn tại khách
quan bên ngoài nên nó hoàn toàn hư ảo, huyễn vọng.
Thí dụ khi nhìn một vật thể, nghe một âm thanh
nào đó thì lẽ ra chỉ thấy, chỉ nghe đúng như nó đang là thôi, nhưng tưởng
xen vào định dạng, định hình tạo thành vật khái niệm và
đặt chữ, gọi tên tạo thành danh khái niệm. Khi định
nghĩa đặt tên thì đã biến thực tướng thành tướng hư vọng do tưởng
sinh hay do tâm thức vẽ vời ra mà thôi chứ không có thật.
Những khái niệm như núi sông, nhà cửa, vợ chồng,
đẹp xấu v.v… đều do tâm thức con người chế định để gắn nhãn cho sự vật chứ
không có trong bản chất bẩm sinh (tự tánh) của nó.
Tóm lại, hư vọng của thực tướng khách quan chỉ có
nghĩa là vô thường, sinh diệt, hợp tan thôi, còn hư vọng của giả tướng do tưởng
sinh mới là hư ảo, huyễn vọng, không có thật. Vì vậy, đừng nghe nói "phàm
sở hữu tướng giai thị hư vọng" thì cho là cái gì có hiện tướng
cũng đều hư ảo cả.
Chế
ngự cơn sân
Hỏi: Thưa Thầy chỉ cho con cách
chế ngự, loại trừ hay giải thoát khỏi cơn sân?
- Không phải chế ngự, loại trừ hay giải thoát khỏi
cơn sân mà phải thấy ra nó. Nếu không thấy ra nó sinh diệt như thế nào, lợi hại
ra sao và nguyên nhân hậu quả ở đâu thì chưa giác ngộ sự thật làm sao giải
thoát được! Thấy ra sân là chính còn chế ngự, loại trừ hay giải thoát khỏi nó
là phụ, chỉ là hệ quả. Nếu chế ngự hoặc loại trừ nó đi, thì không
những không học được bài học sân là gì, tại sao sân, mà còn dồn nén nó vào
vô thức chẳng khác nào đuổi cọp vào rừng.
Trên thực tế không thể nào loại trừ được sân
khi gốc của nó là tham và si vẫn còn. Sân là do tham nhưng không được như
ý, tham lại do vô minh của bản ngã mà ra, nên còn ngã chấp, còn dục ái thì làm
sao thoát khỏi sân? Cho nên chữa bệnh thì phải chữa tận gốc chứ không phải chữa
trên ngọn. Nếu muốn chữa tận gốc thì phải hiểu gốc của nó là gì. Cho nên mỗi
lần sân khởi lên thì phải thận trọng chú tâm quan sát nó. Nhưng cũng không phải
đợi khi nào sân khởi lên mới quan sát mà phải thận trọng chú tâm quan sát mọi
hoạt động của thân thọ tâm pháp trong đời sống hàng ngày thì lúc sân
khởi lên mới thấy được sự sinh sự diệt v.v… của nó.
Có rất nhiều lý do để sân sinh khởi nhưng đều
bắt nguồn từ bên trong mà ra chứ không phải do đối tượng bên ngoài, bên
ngoài chỉ là duyên phụ thôi. Cố dẹp duyên bên ngoài chỉ làm sân tăng trưởng, cố
dẹp nhân bên trong thì sân bị dồn nén vào vô thức và ở đó nó sẽ được nuôi dưỡng
lớn mạnh lên. Thí dụ người cha lúc nào cũng xử ép con và người con cố nhịn ngày
này qua ngày khác đến một lúc chịu không nổi nữa thì hoặc dẫn tới bệnh tâm
thần hoặc tức nước vỡ bờ, có thể giết luôn cả cha mình lúc nào không
hay. Vì vậy cố kiềm nén sân là một sai lầm nguy hại khó lường.
Phải thường sáng suốt quan sát mọi hoạt động đời sống để thấy ra sân
sinh diệt thế nào, bản chất ra sao, phát xuất từ đâu thì sân mới không còn
chi phối được nữa.
HT. Viên Minh